Clip không cho biết địa điểm cụ thể ghi hình nhưng nó đang được lan truyền trên mạng xã hội ở Trung Quốc. Đây được xem là một con lợn đột biến với khuôn mặt giống người và một cái vòi xuất hiện trên đầu rũ xuống chạm mõm.
Theo thông báo kết luận cuộc họp của Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT TP.Hà Nội mới đây, Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung, Trưởng Ban chỉ đạo nhận định, trong hơn 1 năm qua, đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2017, với cách làm bài bản, thận trọng, Thành phố đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Báo cáo kết quả triển khai ứng dụng CNTT 6 tháng đầu năm nay của Sở TT&TT Hà Nội - cơ quan thường trực Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT Thành phố cũng đã nêu rõ một ưu điểm nổi bật là định hướng triển khai của Thành phố theo hướng tổng thể, đồng bộ và sử dụng chung thống nhất trên một hệ thống đã và sẽ là cơ sở thuận lợi trong việc liên thông, trao đổi, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống.Theo Báo cáo Vietnam ICT Index 2016, Hà Nội xếp thứ 2/63 tỉnh, thành phốvề mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT, tăng 1 bậc so với năm 2015. Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng hồ sơ giao dịch qua mạng trong năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017.
Cùng với đó, đại diện Sở TT&TT Hà Nội cho biết, trong nửa đầu năm nay, các ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố đều được tổ chức thực hiện nghiêm túc; việc triển khai thí điểm khai thác Cơ sở dữ liệu (CSDL dân cư đã được các đơn vị tham gia thực hiện tích cực và đạt kết quả tốt.
Công ty Nhật Cường, đơn vị triển khai việc khai thác CSDL dân cư đã rất tích cực triển khai, hoàn thiện phần mềm dịch vụ công trực tuyến đáp ứng yêu cầu thực tế. Các hệ thống thông tin đã xây dựng đạt được quy mô lớn và có hiệu quả với số người tham gia hệ thống nhiều, số lượng người truy cập đông và số lượng hồ sơ được xử lý lớn. “Các phần mềm, hệ thống thông tin khác được các đơn vị tiếp tục khai thác, sử dụng hiệu quả để đảm bảo không làm gián đoạn hoạt động điều hành, phục vụ công dân, doanh nghiệp”, đại diện Sở TT&TT đánh giá.
Cũng tại thông báo kết luận nêu trên, Chủ tịch UBND Thành phố, Trưởng Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT Thành phố, ông Nguyễn Đức Chung đã nêu rõ quan điểm triển khai ứng dụng CNTT trên địa bàn Hà Nội: “Thành phố xác định việc triển khai ứng dụng CNTT trên địa bàn phải thực hiện bài bản, thận trọng, chắc chắn, Hà Nội đang trong giai đoạn xây dựng nền móng và tiến đến mục tiêu hình thành Big Data bằng công nghệ mới và hiện đại nhất, thống nhất trên cùng công nghệ, một hệ thống điều hành; Việc đảm bảo an toàn, an ninh thông tin là nhiệm vụ quan trọng, phải được thực hiện ngay từ đầu; Các CSDL, đặc biệt là CSDL dân cư phải được cập nhật thường xuyên, đảm bảo chính xác, phục vụ hiệu quả chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Thành phố và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Thành phố, cung cấp dịch vụ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội”.
" alt=""/>Hà Nội: Đảm bảo an toàn thông tin trong ứng dụng CNTT là nhiệm vụ quan trọngKhi chính phủ và các tổ chức khắp thế giới đang vật lộn với các hậu quả từ cuộc tấn công đóng băng máy tính bằng mã độc vừa xảy ra, nạn nhân của Petya lại nhận được cảnh báo rõ ràng từ các chuyên gia an ninh rằng không nên trả tiền chuộc với hi vọng lấy lại được dữ liệu.
Địa chỉ email của hacker đã bị đóng và chúng mất khả năng liên lạc với nạn nhân, do đó về logic không thể phục hồi máy tính cho họ. Nếu hacker muốn thu thập tiền chuộc, cuộc tấn công của chúng là thất bại thảm hại. Dù vậy, đây có phải mục đích chính của hacker?
Những cuộc tấn công ngày một tinh vi khiến các chuyên gia đặt ra câu hỏi về động cơ thực sự của hacker? Tiền, phá hoại hay truyền đạt thông điệp chính trị?
Trong vụ diễn ra ngày 27/6 ảnh hưởng đến máy tính từ Ukraine cho đến Mỹ, động cơ tài chính dường như là kém khả thi nhất. Ransomware là một trong những hình thức tấn công mạng lâu đời nhất và tinh vi nhất dựa trên hành vi mã hóa tập tin của nạn nhân, về cơ bản không cho họ tiếp cận máy tính của mình cho đến khi trả tiền chuộc. Năm 2016, các chuyên gia bảo mật ước tính tội phạm đã kiếm hơn 1 tỷ USD từ mansomware, nạn nhân trải dài từ CEO các công ty Fortune 500 cho đến cá nhân đơn lẻ.
Petya cũng như WannaCry đều phát tán rộng hơn và nhanh hơn các ransomware trước đây. Tuy nhiên hợp lại, chúng mới kiếm hơn 100.000 USD. WannaCry phát tán bằng cách kết hợp ransomware truyền thống với một con bọ để từ đó cuộc tấn công phát triển nhanh chóng. Theo các chuyên gia, đây là mã độc đầu tiên có mục đích dường như là càng phát tán nhanh càng tốt hơn là lấy tiền chuộc từ nạn nhân.
Vụ tấn công hôm 27/6 được gọi bằng những cái tên khác nhau như Petya, NotPetya và GoldenEye. Cũng như WannaCry, nó được sinh ra để lan truyền chóng mặt, chỉ cần khai thác một máy tính chưa được bảo vệ để lây lan cho toàn mạng lưới.
WannaCry bị chặn đứng bởi một chuyên gia bảo mật độc lập. Tuy Petya chưa dừng lại, có vẻ kẻ đứng sau không thể thu về số tiền chuộc đáng kể do nhà cung cấp dịch vụ email Đức đã chặn mọi truy cập đến tài khoản mà hacker sử dụng.
Justin Harvey, Giám đốc phản ứng sự cố toàn cầu tại Accenture Security nhận định chúng không còn thu thập tiền chuộc nữa mà chỉ đang phá hoại. Khi tội phạm dùng ransomware để kiếm tiền, chúng sẽ tạo nhiều tài khoản, nhưng trường hợp này, chúng lại dùng phương pháp “trẻ con”, chỉ dùng một địa chỉ email và một ví Bitcoin. Dù vậy, cuộc tấn công lại đòi hỏi nỗ lực đáng kể.
" alt=""/>Tiết lộ sốc về mã độc Petya và thế lực đứng sau